Những người phụ nữ đã làm nên lịch sử trong giới chế tác trang sức, họ là ai?

Những người phụ nữ đã làm nên lịch sử trong giới chế tác trang sức, họ là ai?

Thế giới trang sức vốn được xem là độc tôn của phái mạnh, nhưng xuyên suốt thế kỉ 20 và đến tận ngày nay chứng kiến sự trỗi dậy của những người phụ nữ đặc biệt, những nhà cách mạng phá bỏ quy luật vốn có của nhiều nhà mốt danh giá nhất. Từ Gabrielle Chanel đến Victoire de Castellane, từ Jeanne Toussaint, Elsa Peretti, Renée Puissant cho đến Suzanne Belperron, mỗi người mang theo mình một số mệnh riêng biệt.

Cả quảng trường Vendôme sững sờ trong cơn dư chấn khi chứng kiến Gabrielle Chanel giới thiệu bộ sưu tập nữ trang lộng lẫy đính đầy kim cương do bà cùng nhà thiết kế Paul Uribe và nhà chế tác Lemeunier tạo nên. Bộ sưu tập này là một phần triển lãm đóng góp lợi nhuận cho hoạt động từ thiện. Triển lãm tiếp theo sẽ diễn ra ở London, rồi đến Rome. Nhưng ngay chính quảng trường Vendôme, người ta đã có thể nghe những lời ngợi ca không ngớt, nhất là từ báo L’Intransigeant. Sự tán tụng này không được giới mộ đạo chấp nhận. Người ta gọi sự kiện này là “Vụ việc Chanel”.

Chúng ta đang ở năm 1932. Và chính Gabrielle Chanel khẳng định: bà không có ý định cạnh tranh với bất cứ nhà chế tác nào. Đây chỉ đơn giản là cách làm sống lại niềm say mê của mọi người với kim cương thể theo yêu cầu của tập đoàn De Beers. Hoàn cảnh lúc ấy khi thế giới chỉ vừa bước qua giai đoạn đại khủng hoảng càng đẩy những lời chỉ trích đi xa hơn. Nhiều nhà chế tác danh tiếng tập hợp trong cuộc họp Liên đoàn và đòi tháo rỡ những món nữ trang trong bộ sưu tập, nhưng chỉ có một vài món được giữ lại sau khi Chanel quyết liệt phản kháng quyết định này. Dù vậy, đây chính là sự kiện tiền đề giúp thay đổi những luật lệ bất thành văn trong lĩnh vực chế tác trang sức suốt khoảng thời gian sau đó.

Không giống với thời trang, đồ trang sức chịu sự quản lý của phường hội, nghiệp đoàn trong hàng thế kỉ, họ cũng là những người có quyền giám sát chặt chẽ việc tiếp cận những phạm trù khác nhau của nghề kim hoàn. Những nghiệp đoàn lâu đời này (nghiệp đoàn kim hoàn được sáng lập ở Pháp dưới thời Thánh Louis) không có chỗ cho phụ nữ. Phụ nữ có thể quanh năm bán buôn, làm thợ may, bán vải vóc, bán nữ trang hay thợ giặt, nhưng không thể trở thành thợ kim hoàn. Chỉ đàn ông mới được học nghề và trở thành nhà chế tác kim hoàn. Nhờ những người phụ nữ được khắc họa dưới đây, quy luật này dần bị phá bỏ.

Gabrielle Chanel

Lời tựa về bộ sưu tập thể hiện sự nghịch lý đậm chất Paris: “Suy nghĩ đầu tiên khiến tôi với những món trang sức giả là chúng không thể hiện được sự kiêu hãnh vào giai đoạn ai cũng thịnh vượng. Nhưng vào thời kì đại khủng hoảng khi mà bản năng tái sinh những giá trị xác thực trỗi dậy khiến tôi thay đổi suy nghĩ này, chính sự vô giá trị ấy có thể mang lại giá trị nhờ niềm vui chúng mang lại.”

Những nhà chế tác kim cương đã sáng suốt khi nhờ một nhà thiết kế thời trang tôn vinh vẻ đẹp của những chế tác ấy. Tháng 11/1932 là thời điểm giới tinh hoa ở Paris tìm đến Mademoiselle Chanel để khám phá triển lãm ““Bijoux de diamants” (Trang sức kim cương). Tạp chí thời trang L’Officiel không tiếc lời ngợi khen dành tặng 47 chế tác độc đáo này: “Chanel tác động đến những viên đá quý này như cách cô làm với vải vóc: chúng có hình dạng của những vì sao, trăng lưỡi liềm, những nút thắt, những đường vân lấp lánh và được chế tác từ những bàn tay điệu nghệ khác biệt hẳn so với thời khi kiểu trang sức này còn đang thịnh hành.”

Tạp chí này liệt kê hàng loạt phẩm chất thể hiện tính thẩm mĩ đâu đó giữa Pablo Picasso, Jean Cocteau, vv. Cuốn catalogue ảnh của bộ sưu tập được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Robert Bresson, với hình ảnh chụp những món nữ trang đeo hờ hững trên người tượng sáp, thể hiện sự linh hoạt: nhà sáng tạo hiểu chủ nghĩa thực dụng là yếu tố chính của tính hiện đại.

“Tôi chọn kim cương vì nó mang bên mình một số mệnh, những viên kim cương nhỏ nhất lại có giá trị lớn nhất.” Những nhà chế tác kim cương đã đạt được mong muốn: bằng việc đặt kim cương dưới con mắt một nhà thiết kế thời trang, họ đã phục sinh sự lấp lánh của chúng vốn bị giai đoạn thoái trào làm mòn vẹt. Chanel cũng đã đạt được sứ mệnh khi gây được tiếng vang cho thương hiệu của mình. Đây cũng là thành công với những truyền nhân của ngành chế tác kim hoàn cao cấp, bởi họ luôn được gợi nhớ điều kì diệu này là trái ngọt của sự đấu tranh bình đẳng cho phái nữ.

Jeanne Toussaint

Trong hàng thế kỉ, các nghiệp đoàn kim hoàn chi phối nặng nề và kiểm soát đặc quyền của các thành viên, cùng với đó là sự thống trị của nam giới trong thế giới chế tác kim hoàn cho đến tận cuối thế kỉ 19. Phụ nữ chỉ đóng vai trò thiểu số với đời sống nghệ thuật và chế tác ở nước Anh – với đại diện là Georgina Gaskin hay Edith Dawson. Tuy nhiên hoạt động của họ dưới cái bóng chồng mình cũng chỉ được coi là sở thích thay vì nghề nghiệp. Tất cả dần thay đổi sau cuộc vận động nữ quyền lịch sử ở Anh, sau đó là sự thiếu vắng lao động nam do Thế chiến Thứ nhất.

Cuộc cách mạng trong thế giới trang sức có lẽ chịu ảnh hưởng từ Louis Cartier, người vào năm 1933 đã đưa ra quyết định đầy tính cấp tiến: giao phó trọng trách chế tác nữ trang cao cấp cho Jeanne Toussaint, người quen lâu năm của Louis Cartier. Jeanne sinh ra ở Charleroi, có cha mẹ đều là nghệ nhân làm đăng ten, bà rời khỏi quê nhà khi còn rất trẻ để đến sống cùng chị gái ở Paris. Bà gặp Louis ở nhà hàng danh tiếng Maxim’s ngay trước khi Thế chiến nổ ra, đám cưới có lẽ đã được tổ chức nếu không có sự can thiệp từ gia đình, nhưng họ giữ vững tình bạn đến ngày Louis qua đời vào năm 1942. 

Ở xưởng Cartier, Jeanne Toussaint thể hiện khả năng tuyệt vời của mình. Bà biến những viên kim cương trở nên linh hoạt, nhịp nhàng hơn, hãy tưởng tượng đến một sự kết hợp mới mẻ giữa trang sức thiết kế bay bổng như những thang âm với tính tượng hình và tính ba chiều tất cả trở thành yếu tố thu hút những người phụ nữ độc lập.

Louis Cartier trêu bà với biệt danh rất đỗi dịu dàng: “báo đen”’ ông không sai, Jeanne Toussaint thực sư là con báo đen của xưởng Cartier. Bà mang đến sự phô trương và xung lượng sáng tạo dồi dào kéo dài trong nhiều thập kỉ về sau. Công chúa – nhà văn người Pháp Bibesco nói về bà bằng một câu hỏi tu từ: “Bà là ai, người thổi hồn cho những viên kim cương bằng chất thơ?” Pierre Claudel, con trai của Paul, mang đến một phần câu trả lời: Jeanne Toussaint là “người đưa trang sức đến thời hiện đại mà không phải đánh đổi gu thẩm mĩ của mình.”

Suzanne Belperron

Ở New York, Lee Seigelson đã biến phòng trưng bày của mình thành thánh địa của trang sức hoài cổ, với cái tên rất khơi gợi: Belperron. “Có một điều lý thú là chúng tôi chỉ giới thiệu một số món trang sức đặc biệt với khách hàng thân thiết của mình.” Nhiều người nhận định trang sức do nhà thiết kế này chế tạo trong nửa thế kỉ từ những năm 1920 đều có những thiết kế đặc trưng và độc tôn ứng với mỗi thế hệ mới. Bản thân Karl Lagerfeld cũng trung thành những thiết kế của nhà chế tác này từ những năm 1960.

Tài năng của Suzanne Belperron- sinh năm 1900 ở Jura, được phát lộ rất sớm: những thiết kế đầu tiên của bà thể hiện hơi hướng đi chệch khỏi xu hướng nghệ thuật Art Deco chủ đạo giai đoạn đó. Jeanne Boivin chào đón bà đến với xưởng chế tác do chính chồng mình René sáng lập.

Hơn vậy, đây cũng là người khuyến khích cô gái 19 tuổi Suzanne thoải mái thể hiện phong cách và tầm nhìn của mình. Ngọc mài tròn và đá quý tỏa sáng trên những chiếc vòng cổ kết hợp giữa những đường cong nhịp nhàng và bóng bẩy, cùng với sự giao thoa của nhiều chất liệu ấn tượng như pha lê, gỗ, bạch kim hay thậm chí thép. Cửa hàng Bernard Herz, nơi chuyên bán ngọc trai và đá quý và cũng là nơi có tiếng tăm mang tầm quốc tế bởi những thiết kế kết hợp giữa giá trị thẩm mỹ và kĩ thuật, ứng dụng kĩ thuật phủ bóng nguyên bản hay kĩ thuật truyền thốn Châu Phi tác động lên vàng 22 cara. Vốn đã nổi tiếng khi còn sống, sự ra đi của Suzanne Belperron vào năm 1983 khiến bà trở thành nhân vật giai thoại.

Khi Nico Landrigan, con trai của Ward Landrigan – cựu giám đốc cửa hàng trang sức Sotheby và chủ cửa hàng Verdura – quyết định kế thừa những di sản bàn để lại, trong khi chuyên gia trang sức Olivier Baroin gắn mình với sứ mệnh “duy trì giá trị tương lai của những sáng tạo” của nữ nghệ sĩ này. Giới mộ đạo sục sôi phản bác những tuyên bố này bằng lập luận rằng đây là phong cách mà chỉ riêng Suzanne mới có.

Renée Puissant

Sau Thế chiến thứ nhất, chủ nghĩa thực dụng thổi làn gió mới tới tư tưởng của phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực chế tác trang sức. Từ xưởng chế tác Van Cleef & Arpels, Renee Mighty- con gái của nhà sáng lập Alfred Van Cleef và Esther Arpels đã nhanh chóng nhận ra điều này.

Renée không chỉ có dáng vẻ đặc biệt trang nhã mà còn nổi trội bởi tài năng thực tế, một trong số đó là thứ thế giới đương đại đặt tên “marketing”. Vào năm 1921, bà giới thiệu mức giá bán trang sức “đặc biệt” để chào mừng mùa lễ hội. Không chỉ là người đầu tiên đặt nền móng cho dòng trang sức “sản xuất sẵn”, bà còn tỏa sáng trong lĩnh vực chế tác. Năm 1926, sau cái chết của chồng mình, bà trở thành giám đốc nghệ thuật và kế thừa xưởng chế tác của cha mẹ mình. Bà thổi vào những thiết kế của xưởng một nét gợi cảm đặc trưng ẩn trong sự lấp lánh vinh quang. Bà và nhà thiết kế René Sim Lacaze trở thành một bộ đôi ăn ý và thành công. Cũng dưới thời của bà, kĩ thuật serti mystérieux (kĩ thuật sắp xếp chìm) hay món trang sức cầm tay minaudiere ra đời.

Bà cũng đưa những yếu tố đời thường vào thiết kế trang sức. Tất nhiên ta không thể không nghĩ đến chiếc vòng cổ Zip – minh chứng cho những thiết kế linh hoạt đặc trưng từ Van Cleef & Arpels. Lấy cảm hứng từ những chiếc váy của Elsa Schiaparelli, đây cũng là người mang những chiếc khóa kéo trên áo khoác phi công vào những chiếc váy nhằm mang lại sự thuận tiện cho người mặc. Quá trình thiết kế của chiếc vòng Zip diễn ra khá lâu và gặp không ít khó khăn, phải đến đầu thập kỉ 195- những chiếc vòng cổ Zip mới bắt đầu ra mắt, nhưng bóng tối của chiếc tranh đã cướp đi Renée Puissant vào năm 1942.

Những phiên bản tiếp theo của vòng cổ Zip tiếp tục thống trị thế giới trang sức cao cấp trong suốt những năm thế kỉ 20, và cho đến giờ vẫn là biểu tượng của những người phụ nữ độc lập và tự do.

Victoire de Castellane

Trái với tưởng tượng của nhiều người, chính Victoire de Castellane là người đã thuyết phục Bernard Arnault tạo ra dòng trang sức Dior. “Tôi nói với ông Arnault rằng tôi muốn mở một cửa hàng trang sức chưa từng xuất hiện trước đó. Vào năm 1999, thế giới trang sức khá khác biệt so với hiện nay. Các nhà mốt danh tiếng không công khai nói về định hướng thiết kế của họ. Thay vào đó, họ núp dưới cái bóng kì diệu của tên thương hiệu, và “quen biết ai đó”- những người sáng tạo hay vẽ các bộ sưu tập. Sau khi nắm quyền điều hành dòng trang sức cao cấp ở Dior, Victoire de Castellane không chỉ xóa bỏ định kiến tư sản bị gắn với những thiết kế này mà còn mở đường cho những người chị em của mình để từ đó bước lên sân khấu sáng tạo, thậm chí ngay chính ở quàng trường Vendôme.

Phong cách thiên về tư tưởng hơn màu sắc nghệ thuật, cho phép bà tiếp cận mọi chủ đề - từ cướp biển, cây cỏ, thú ăn thịt cho đến ma cà rồng – không để những chuẩn mực của cái gọi là thẩm mỹ kiểm soát sự sáng tạo. Bộ sưu tập “fleurs femmes” (hoa phái nữ) khiến bao người mê mệt ngay khi chúng hé lộ từ bóng tối, những sắc màu phát lộ từ sự phổ màu hoặc thuần phục lớp tráng hoặc khiến nó tỏa sáng hơn trong một tự kết hợp mới mẻ, và giới mộ điệu khát khao vẻ phô trương ấy.

Những hình ảnh nút thắt, ruy băng, cánh hoa, bọ rùa…thách thức tính ủy mị gắn với nữ trang và mang lại sự hài hước thông đồng, ranh mãnh đủ để nhắc người ta nhớ không nên nghiêm túc quá. Để kỉ niệm 20 năm năm thành lập Dior, giám đốc nghệ thuật Victoire de Castellane trình làng bộ sưu tập Gem Dior (vật báu Dior) tôn vinh tổng hòa của vẻ đẹp nội tại và chân phương của những viên đá quý.

Và để một lần nữa tìm về sự khác biệt, Victoire de Castellane cùng với Loïc Prigent mô tả lại chính những thiết kế của bà trên kênh Youtube, hứa hẹn không làm thất vọng những người yêu quý bà.

Elsa Peretti

Louis Comfort Tiffany không chờ đợi đến tận cuộc cách mạng nữ quyền để đòi những chỗ đứng xứng đáng cho phái nữ. Sau khi nối nghiệp cha mình và chính thức trở thành giám đốc nghệ thuật của Tiffany vào năm 1902, ông chỉ định Julia Munson vào vị trí đứng đầu phòng trang sức. Vào năm 1914, một phụ nữ khác thế chân vào vị trí này: Patricia Gay.

Những nhà thiết kế này khám phá vẻ đẹp tuyệt diệu của vàng bạc chạm lộng, men khảm, men thủy tinh: khi xuất hiện trên những chiếc vòng cổ chúng có thể mang lại những sắc thái màu không ai có thể ngờ tới. Thậm chí không được nhắc đến nhiều, họ vẫn là những người có đóng góp quan trọng cho danh tiếng của ngành chế tác trang sức Mỹ.

Elsa Peretti là một ngoại lệ trong giới chế tác đương đại, khi bà bắt đầu sự nghiệp chế tác của mình ở Tiffany vào năm 1974. Những thiết kế đầu tiên của bà ra đời vào thập kỉ 1960 ở Ý – nơi bà sinh ra. Ở Barcelona, nơi bà chuyển đến sống sau đó, Elsa cho ra đời chuỗi mẫu mề đay đầu tiên, thành công của những thiết kế này cho đến nay vẫn chưa bị xóa nhòa. Hơn cả phong cách độc đáo đặc trưng bằng những đường nét đơn giản, tự nhiên, được truyền cảm hứng từ những điều giản dị nhất (hạt đậu, trái tim, táo, nước mắt, bí đỏ, xương, sao biển…), hơn cả những giá trị văn hóa được bà tôn vinh bằng những thiết kế của mình (vòng tay sơn mài của bà phải trải qua 77 bước quy trình sơn mài truyền thống), đừng quên rằng Elsa Peretti đã biến nó thành hình ảnh thương hiệu của hãng.

Bằng việc mang lại vẻ đẹp của bạc vào chuỗi thiết kế trang sức Tiffany, bằng việc tạo ra dòng thiết kế theo yêu cầu khách hàng “Diamonds by the Yard” – sử dụng những viên kim cương tạo khối tròn đon giản gắn với chuỗi dây vàng có thể thay đổi độ dài – nhà thiết kế trang sức đồng thời là nhà hoạt động thiện nguyện tích cực, nhà cách mạng trong giới và một nữ doanh nhân thông minh đã minh chứng rằng sự cao cấp rộng mở với bất cứ ai.

 

Nguồn: Lofficielvietnam

← Bài trước Bài sau →
back to top